Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và đúng định hướng cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước trong khu vực đang đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để sàng lọc, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút dòng vốn FDI...
Đọc thêm: sách dạy con làm giàu
Nhiều doanh nghiệp FDI nợ thuế “khủng” bỏ trốn
Mối lo doanh nghiệp FDI nợ thuế khủng, bỏ trốn
Kết quả quan trọng từ thu hút FDI
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc (tăng trưởng GDP bình quân 6-7%/năm), trở thành nước có thu nhập trung bình, có độ mở lớn, hội nhập sâu… FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Lũy kế đến nay, cả nước có khoảng 27000 dự án FDI đến từ 129 quốc gia, vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký trên 340 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt trên gần 200 tỷ USD. Hiện FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 20% GDP.
Khu vực FDI góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. FDI làm gia tăng số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm liên tục, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năm 2017 khu vực FDI đóng góp 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Không những thế, khu vực FDI đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và ngày càng tăng, riêng năm 2017, FDI đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm khoảng 17% tổng thu ngân sách. Khu vực FDI cũng có những đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, mở rộng quan hệ với các nước, nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên thế giới và khu vực, giúp Việt Nam vươn ra biển lớn thành công...
Tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng thu hút FDI vào Việt Nam đã và đang có nhiều hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Cụ thể: Liên kết của khu vực FDI đến khu vực trong nước chưa chặt chẽ và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao. Các dự án FDI chủ yếu tập trung ở các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghệ trung bình. Một trong những mặt hạn chế trong thời gian qua là việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp (DN) FDI chưa được như kỳ vọng, thậm chí trong một số trường hợp vẫn tồn tại những công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tới môi trường.

Các DN FDI vào Việt Nam chủ yếu là gia công lắp ráp, sử dụng lao động giá rẻ, tận dụng các yếu tố đầu vào được ưu đãi để sản xuất hàng xuất khẩu…
5 bài học thu hút FDI
Những tồn tại, hạn chế qua chặng đường 30 năm thu hút FDI ở Việt Nam đã được nhận diện. Trên cơ sở đó, các chuyên gia đưa ra 5 bài học quan trọng, đó là:
Thứ nhất, thu hút FDI phải bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Để làm được điều này, một mặt, tiếp tục khẳng định rõ vị trí, vai trò của khu vực FDI là bộ phận cấu thành nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, quan điểm, nhận thức và hành động đều phải nhất quán, đồng bộ trong toàn xã hội để phát huy hết những lợi thế của FDI mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặt khác, mục tiêu, định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI phải được chủ động điều chỉnh kịp thời để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày sâu rộng.

Thứ hai, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI phải gắn với phát triển bền vững. Phải khai thác tối đa những lợi thế từ FDI nhưng phải bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnh vực, địa bàn phù hợp, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, bảo đảm môi trường, củng cố vững chắc an ninh, quốc phòng của đất nước.
Thứ ba, thu hút FDI nhưng phải có chính sách chủ động phát triển DN trong nước lớn mạnh để có thể liên doanh, liên kết với các nhà ĐTNN, cùng phát triển. Các chuyên gia cho rằng, cộng đồng DN trong nước phải nhận thức rõ rằng, FDI cũng tạo ra sức ép buộc DN Việt Nam phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để thích ứng với yêu cầu hội nhập và liên kết với các nhà ĐTNN.
Thứ tư, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI gắn chặt với việc phải bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực quốc gia theo nguyên tắc tiếp cận và phân bổ các nguồn lực quốc gia phải công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và trên cơ sở hiệu quả sử dụng các nguồn lực quốc gia.
Thứ năm, chú trong việc tăng cường khâu thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống; gắn chặt trách nhiệm thực thi công vụ ở tất cả các ngành, các cấp; đồng thời nâng cao năng lực khâu kiểm tra, giám sát (cả đối với cơ quan nhà nước, cũng như DN FDI); chống đầu tư chui, chuyển giá, vi phạm pháp luật về môi trường…

View more random threads: