Nghệ sĩ piano Trinh Hương. Chị đã có hơn mười năm học piano tại Nga và sắp tới học chuyển tiếp để làm luận văn tiến sĩ về nghệ thuật piano Việt Nam. Dưới đây là tâm sự của Trinh Hương khi về nước biểu diễn. - Cảm giác của Hương khi nhận giải Ba cuộc thi piano quốc tế mang tên Per Giovani tại Italy năm vừa rồi? - 2/3 sinh viên của Tchaikovsky có giải này. Ai đi thi về có giải thì dán diplom lên bảng cho người khác biết. Chỉ giải nào lớn, nổi tiếng thế giới thì mọi người mới quan tâm thôi. Thi cử phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm, không có người đỡ đầu thì trượt ngay từ vòng loại. - Theo chị, du học có điểm lợi gì so với học trong nước? - Thầy giỏi là một chuyện, quan trọng với người làm nghệ thuật là môi trường. Ở Matxcơva có tới 3 nơi diễn lớn: Gian Tchaikovski, gian Lớn và gian Nhỏ của Nhạc viện Tchaikovski ngày nào cũng có chương trình. Giá vé từ 40 đến 300 USD, nhưng sinh viên có thẻ là được vào xem, tất nhiên là nhiều khi xem đứng. Xem và nghe đôi khi còn học được nhiều hơn ở nhà trường nếu mình đã có căn bản tốt. Sinh viên thì có nhiều cơ hội diễn ở gian Nhỏ. - Chị du học bằng nguồn kinh phí nào? - Năm 1989, tôi được Nhà nước cho đi Liên Xô học. Do đó, tôi vẫn được học bổng cho đến hết đại học. Tất nhiên học bổng thấp, chỉ 66 USD/tháng, không thể đủ nên gia đình phải chu cấp thêm. Hai năm thực tập trên Đại học vừa qua tôi tự lo, nhưng hai năm tới, từ 2002 tôi lại được học bổng Nhà nước để làm luận văn tiến sĩ. - Học xong chị sẽ về nước để làm việc? - Tất nhiên, vì khi nhận học bổng chuyển tiếp phải cam kết chặt chẽ lắm. Chính luận văn “Nghệ thuật piano Việt Nam” là một sự chuẩn bị tốt cho việc tôi về giảng dạy piano ở Việt Nam.



------------

Thêm thông tin

Đệm đàn piano đã trở thành một lĩnh vực nghệ thuật không tách rời khỏi âm nhạc cổ điển, và nghệ thuật đệm piano trong thanh nhạc là một lĩnh vực mang tính đặc thù. Trên thế giới, từ lâu đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu, sách viết riêng về lĩnh vực đệm piano cho thanh nhạc của do những nghệ sĩ đệm piano bậc thày biên soạn như Gerald Moore, Samuel Sandor, Martin Katz. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lĩnh vực đệm piano cho thanh nhạc chưa được bất kỳ một tài liệu nghiên cứu mang tính khoa học nào đề cập đến.

Trong lĩnh vực thanh nhạc, đặc biệt là thanh nhạc thính phòng chuyên nghiệp, hàng năm chúng ta đều có nhiều cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia, thu hút được hàng trăm thí sinh khắp cả nước. Trong những sự kiện như thế, vai trò của nghệ sĩ đệm đàn piano lại càng được khẳng định và trở nên quan trọng, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự thành công của ca sĩ. Bên cạnh những giải thưởng cho ca sĩ, cuộc thi luôn có một giải đặc biệt dành riêng cho nghệ sĩ đệm piano xuất sắc nhất. Thực tế thì trên thế giới, một thông lệ đã từ rất lâu, trong các cuộc thi về thanh nhạc thính phòng và các nhạc cụ độc tấu cũng luôn có một danh hiệu được trao tặng riêng cho người đệm piano xuất sắc nhất. Xem thêm piano điện thời hiện đại.