1.Phụ nữ mang thai và cho con bú dễ mắc trĩ:
Phụ nữ mang thai và cho con bú rất dễ mắc trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường như: thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, lười vận động… họ còn phải chịu thêm những nguyên do bất khả kháng khác như:
Quá trình mang thai khiến nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài gây táo bón.
Tử cung tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và tĩnh mạch ảnh hưởng đến sự hồi lưu máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai lớn làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón và bệnh trĩ càng thêm nặng.
Không chỉ vậy, trong thời gian mang thai, thai phụ còn thường xuyên bổ sung viên sắt và canxi, việc ít vận động cũng sẽ khiến tình trạng táo bón thêm nặng.
Sau sinh, tử cung mở to cũng làm gia tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, tầng sinh môn bị rạch, khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn dẫn đến trĩ. Đồng thời thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong thời gian cho con bú cũng sẽ khiến bệnh trĩ thêm trầm trọng.
Do đó không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ thường khuyên bạn chữa hẳn trĩ trước khi mang thai, bởi quá trình mang thai và sinh nở sẽ làm bệnh trĩ tiến triển rất nhanh và để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng.
>>> xem thêm: siêu âm thai 9 tuần tuổi
Đính kèm 8232
2.Uống thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai?
Bệnh trĩ có 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại với 4 mức độ, từ độ 1 là nhẹ nhất đến độ 4 là nặng nhất. Do đó, nếu có các dấu hiệu mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán xem tình trạng cụ thể. Đồng thời tự cải thiện tình hình bằng cách:
- Uống nhiều nước để kích thích hoạt động nhu động ruột, tránh táo bón. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước trái cây, trà thảo mộc, nước đậu… vào thực đơn hàng ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, thực phẩm chứa chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt
- Vận động thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, Yoga dành cho bà bầu…
- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh tiêu hóa. Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, thấm khô sau khi đại tiện, đồng thời duy trì ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng 15 phút 2 lần mỗi ngày để chống viêm, chống nhiễm trùng, co búi trĩ tốt hơn.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng
- Tránh ngồi nhiều, đứng lâu gây áp lực lên búi trĩ khiến bệnh nặng hơn
- Tránh ngồi toilet trong thời gian dài, cũng như cố sức rặn bởi càng ngồi lâu áp lực bụng càng tăng và kéo dài gây ảnh hưởng lên ruột và trực tràng
- Tránh khiêng, nâng những vật nặng làm tăng áp lực trong bụng và vùng chậu
>>> tham khảo: siêu âm thai 17 tuần
phòng khám phụ khoa ở đâu