Đưa trẻ đi tiêm phòng là một việc rất cần thiết của các bậc phụ huynh. Dưới đây là các lưu ý quan trọng mọi người phải biết khi đưa trẻ đi tiêm.

Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng
Hai loại vacxin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vacxin khác nhau trong 1 lần tiêm. Vacxin sống bao gồm vacxin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…



Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong 1 lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vacxin nào. Do đó, tốt nhất nên tiêm 1 loại vacxin/ 1 lần tiêm chủng.

Có thể tiêm từ 2 loại vacxin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…

Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa
Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 390C trở lên khi đó các cháu mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt. Do đó chúng ta hoàn toàn không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

Dị ứng: có thể là Ban mề đay, ngứa toàn thân… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

Một số phản ứng khác: hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thấy thuốc.

Xem thêm : Giá tiêm chủng VNVC

View more random threads: