Phần trước trong bài CIC là gì hệ thống hỗ trợ vay tín chấp đã giải thích cho khách hàng về CIC và cách thức hoạt động của nó, tiếp theo phần 1 chúng tôi sẽ phân tích cho các khách hàng hiểu rõ hơn về việc nếu đã dính nợ xấu trên Trung tâm Thông tin tín dụng CIC có thể vay tín chấp được không ? hỗ trợ tư vấn xóa nợ xấu ngân hàng



Theo như đã biết thì việc vay tín chấp các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ dựa trên uy tín của người đi vay mà quyết định khoản vay, thời gian vay và có thể hỗ trợ cho vay hay không. CIC sẽ dựa vào thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.

Trên hệ thống CIC, bạn sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Vì thế các nhóm trên được các ngân hàng kiểm tra và đánh giá để đưa ra quyết định có duyệt khoản vay hay không.

CIC là gì ? Cách thức hoạt động của CIC


Cũng như ở các nước khác, các ngân hàng Việt Nam có một hệ thống thông tin tín dụng liên thông với nhau – CIC. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng của bất cứ...

Vậy nợ xấu những nhóm nào không được hỗ trợ vay?

Với nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 dến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2. Nhưng nếu khách hàng đang nằm trong mức độ nhóm 1 hoặc 2 sẽ còn được cơ hội các ngân hàng xem xét.

Nếu như bạn được xếp từ hạng 3 đến 5 thì hầu hết các ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường.

Ngoài ra vẫn có một vài tổ chức tín dụng rất khắt khe trong quá trình xem xét, và nếu bạn ở mức nợ xấu thứ 3 thì ngân hàng đó mãi sẽ không cấp tín dụng cho bạn nữa dù bao nhiêu năm sau.

Những việc có thể bị quy vào nợ xấu trên hệ thống CIC

Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên

Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ credit card.

Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ

Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác

Từ đó chúng ta thấy rằng, Bạn nên xem lại quá trình lịch sử tín dụng của mình có gì không tốt hay không.

Kinh nghiệm đi vay tín chấp ngân hàng

Vay tín chấp một khoản cho vay khá dễ dàng tất cả các khách hàng có đủ điều kiện tham gia vay vốn của các ngân hàng đưa ra, tuy nhiên cũng đã “suy tính” khá nhiều trước khi đưa...

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu

Trước khi đi vay tín chấp ngân hàng bạn cần nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của mình một cách chính xác để đưa ra quyết định vay số tiền là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạn lựa chọn khoản vay, tốt nhất nên chỉ vay với chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống.

Duy trì việc trả nợ đúng hạn, đừng chậm trể trong quá trình thanh toán

Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt, điều đó sẽ làm tốn chi phí nhưng không đem lại kết quả đâu.

Đặc biệt những bạn sử dụng dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.