Buôn bán xác nhà

(Cadn.com.vn) - “Đẳng cấp” hơn kinh doanh phế liệu thông thường, nghề buôn bán xác nhà nở rộ ở Đà Nẵng từ mấy năm gần đây https://muaxacnha.net/details/mua-ba...934893031.html. Đặc biệt, những thời điểm mà công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị càng phát triển thì nghề này càng có đất làm ăn. Tuy vậy, “ăn” đó mà thua cũng đó, nhiều chủ thầu và công nhân lắm lúc cũng khóc dở mếu dở chỉ vì rơi vào thế lời ăn lỗ chịu, đó là chưa nói đến tình huống xấu xảy ra là tai nạn lao động.

Tìm sắt như... khảo cổ

“Buôn bán xác nhà” được dân xây dựng coi như là một biệt ngữ của ngành nghề. Nói cho dễ hiểu, đó là việc mua đứt phần sắt thép của những ngôi nhà, công trình công cộng đã cũ khi chủ công trình quyết định đập phá đi để xây mới lại hoặc nhường cho một công trình khác mọc lên. Những người có ý định mua phần “xương” của nhà sẽ nhìn vào cấu trúc hoặc qua một vài biện pháp thăm dò mà thỏa thuận giá với chủ công trình. Khi hai bên đồng ý, công việc phá nhà sẽ được tiến hành. Bên mua bằng mọi cách, kể cả thủ công và máy móc, moi bằng hết sắt thép của công trình để bán lại cho các cơ sở phế liệu hoặc những gia đình nào cần sắt tận dụng.








Anh Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Cty CP Chiến Dũng, chuyên về san lấp mặt bằng, phá dỡ cầu cống, kinh doanh xác nhà cho biết: “Coi đơn giản vậy đó, nhưng thiếu kinh nghiệm làm nghề là đổ nợ như chơi. Lắm lúc lãi to nhờ phán đoán tốt cấu trúc nhà cũ và lượng sắt thép trong đó, nhưng cũng không ít khi “coi vậy chứ không phải vậy”, nhà nhìn kiên cố mà khui ra toàn thép nhỏ, thu không đủ bù cho máy móc và nhân công”. Theo anh Chiến, một số chủ nhà, chủ công trình sẵn sàng cho khảo sát ở những nơi quan trọng để ước lượng khối lượng sắt thép trước khi thỏa thuận mua bán, nhưng nhiều người khó tính, kiêng cử thì họ không cho. Những lúc đó chỉ nhờ vào kinh nghiệm trong ngành Xây dựng và xem tuổi công trình để làm hợp đồng. Nhiều công trình có lãi, nhưng cũng không ít khi huề vốn hoặc lỗ. Ở thời điểm hiện tại, tính trung bình, các đơn vị kinh doanh xác nhà đều mua sắt thép trong các ngôi nhà cũ với giá trung bình 100 nghìn đồng cho mỗi mét sàn.

Sau khi đã thỏa thuận được giá, bên mua sẽ huy động máy móc và nhân công đến hiện trường. Một bộ phận chuyên phá cấu trúc, bộ phận còn lại bóc gỡ sắt thép từ móng, tường, sàn, trụ để lấy được từ những thanh sắt lớn cho tới những kiềng thép nhỏ. Công việc này vừa lao lực nhưng cũng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận. Mót được càng nhiều thì chiến lợi phẩm cảng lớn. Theo những người có thâm niên trong nghề, ở các công trình có máy ủi, máy cắt bê-tông và các bình xì gỡ đá cùng hàng chục công nhân thì lực lượng ve chai dù đông đảo cũng chẳng có ai buồn ngó ngàng tới nữa. Sắt thép cũ đủ chủng loại được tập kết và phân nhóm để chờ các cơ sở kinh doanh phế liệu trực tiếp đến thu mua. Theo các ông chủ của những Cty có tiếng về lĩnh vực này ở Đà Nẵng như Chiến Dũng, Dũng Trâm, Phú Thời https:muaxacnha.net/details/mua-ban-xac-nha--kho-xuong-cu-o-huyen-binh-chanh-0934893031.html..., trong thời điểm giá vật liệu xây dựng đang lên như hiện nay thì sắt thép “second hand” cũng dao động từ 7-10 ngàn/kg. Với tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ bản đang phát triển như ở Đà Nẵng thì nghề kinh doanh này đang ở giai đoạn hoàng kim.












Cũng nhiều hiểm nguy

Khẳng định là đang làm ăn được, nhưng anh Nguyễn Văn Dũng cũng thừa nhận rằng đây là một nghề ẩn chứa nhiều rủi ro như ngành Xây dựng nói chung. Nguy hiểm từ trên cao cũng có, dưới mặt đất trong những đống gạch đá cũng có mà từ những bình xì cũng có. Khi những tòa nhà cao ngất đã “hạ thổ” thì mọi chuyện đã đơn giản hơn rồi, nhưng khâu cắt từng phần theo thứ tự từ cao xuống thấp mới là khâu ngốn công sức và khó gặm nhất. Khi xây khó khăn nguy hiểm thế nào thì khi đập cũng vậy. Đó là chưa kể nhiều người chẳng liên quan cũng bị vạ lây nếu thợ không tuân thủ một số quy tắc về an toàn lao động.

Anh Trần Đức Minh (1983, quê Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết: “Nguy hiểm nhất là phá cấu trúc nhà ở vị trí trên cao mà máy móc không tới được. Ở những vị trí đó phải là người có kinh nghiệm và dùng các biện pháp đảm bảo an toàn. Tôi đã từng bị sẩy chân ở lan can tầng 2 nhưng may mắn là rơi lên đống tôn đã được xếp nên chỉ bị... gãy chân. Chân lành phải đi làm lại chứ bỏ thì cũng không biết làm nghề gì mà nuôi gia đình”.



CÔNG TY TNHH DV XÂY DỰNG HƯNG PHÁT.

– Địa chỉ: 30/1A Khu phố 2 Phường Tân Chánh Hiệp Quận 12.

– Mobile: 0934893031

- Điện Thoại bàn : 02862753332.

– Mã số thuế: 3702388822

– Website: https://muaxacnha.net/


Hoàng Văn Tám (1987, quê Tĩnh Gia, Thanh Hóa) thì tâm sự: “Bọn em ăn ở tại Cty, mỗi khi có việc là đi làm. Tính trung bình thì mỗi tháng thu nhập khoảng 4 triệu đồng, có công là có tiền chứ cũng chẳng ai có hợp đồng lao động hay bảo hiểm gì cả”. Tám nói làm nghề này mà đi tiêm uốn ván thì có đến bầm tay vì chuyện dẫm đạp lên sắt thép hay thủng tay, rách hông thì như cơm bữa.

Muốn hành nghề kinh doanh xác nhà với quy mô lớn, bèo nhất một Cty cần phải có trong tay khoảng 2-3 máy đa năng như cắt bê-tông, san ủi trị giá bạc tỷ cùng với một số thiết bị phụ trợ như bình xì gỡ đá và vài chục nhân công. Trong khi đó, để làm công kiếm tiền, người lao động phải có sức khỏe, làm việc trong môi trường khói bụi, tiếng ồn và đối diện với nhiều nguy cơ về an toàn lao động. Cứ coi nghề này đang đến lúc cực thịnh, và người lao động có việc làm để mưu sinh, thì an toàn lao động càng phải được coi trọng. Đó là chuyện chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm của các Cty chuyên ngành và nhận thức của người làm thuê cơ bản chỉ dựa vào sức vóc.

Buôn bán xác nhà, nghe đơn giản nhưng bắt tay vào làm thì mới thấy phức tạp đủ đường. Dẫu vất vả, hiểm nguy, song đó cũng là nghề giúp cho nhiều người nuôi sống bản thân, gia đình, thậm chí có người còn trở thành tỷ phú.