XỬ LÝ THẾ NÀO KHI CHÓ BỊ GÃY XƯƠNG?
Chó là loài động vật rất hiếu động ưa hoạt động, chạy nhảy nô đùa xung quanh nhà. Nhưng sự bất cẩn của 1 số chú chó sẽ mang nhiều vấn đề mà chúng ta không mong muốn. Ví dụ như việc chú chó của bạn có thể bị ngã gãy chân. Đây là 1 tình trạng nghiêm trọng nhưng việc phải xử lý thế nào khi chú chó nhà bạn bị gãy xương thì không phải là ai cũng biết. Bài viết này của Petkul sẽ giúp các bạn biết cách xử lý khi chú chó bị gãy xương.

KIỂM TRA ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA VẾT THƯƠNG:
Bạn cần quan sát 1 cách thật kỹ càng và xem xét cẩn thận vết thương đó có phải là gãy xương hay không? Dấu hiệu nhận biết việc chó bị gãy xương chân đó là việc chân của chó bị biến dạng không thể di chuyển cách bình thường được, việc di chuyển không còn được dễ dàng như bình thường nữa.
Chỗ bị đau đó có thể kèm theo dấu hiệu bị sưng tấy, các cơ gặp trở ngại, bong gân,….
Dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường đó là chân của chú chó đã có dấu hiệu của việc bị biến dạng. 4 chân không còn cân xứng. Có chân thì ngắn hơn bình thường, các chân khác thì cảm giác dài hơn, chân bị đau có thể bị cong lại.
Thông thường, lý do để dẫn đến tình trạng mà chú chó bị gãy xương thường là do chú chó bị ngã hoặc bị va đập mạnh.
Nếu như bạn đã xác định được chắc chắn rằng chú chó của bạn bị gãy xương. Bạn cần kiểm tra xem phần bị gãy đã tổn thương đến mức nào?



KIỂM TRA CHÍNH XÁC MỨC ĐỘ GÃY XƯƠNG:
Cách để có thể kiểm tra chính xác mức độ nghiêm trọng của việc gãy xương là đưa chú chó đi chụp X-Quang. Để các bác sĩ có thể xác định được chính xác vị trí bị gãy xương và phương pháp điều trị thích hợp.
Khi biết được hình ảnh về vết gãy xương, việc băng bó vết xương gãy sẽ được chính xác hơn. Nếu như mang chú chó đi chụp X-Quang thì sau 1 hoặc 2 ngày sau bạn cần kiểm tra khu vực ảnh hưởng để chắc chắn xương không bị tác động.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Đối với những chú chó chỉ bị bong gân và bầm ở vùng bị tổn thương. Bạn nên lấy nước đá để chườm vào vùng bị thương tổn, thêm vào đó là chai nước nóng để chườm vào chỗ bầm. Nếu chú chó của bạn bị sái chân hoặc bong gân sẽ giảm đi nhiều. Sau đó hãy cố gắng để chú chó không hiếu động và được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nếu chú chó của bạn bị gãy xương bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhưng, chủ yếu là do các chú chó bị ai đó đá, bị ngã, bị tấn công bởi các con vật khác hoặc do tai nạn giao thông, vật nhọn đâm vào cơ thể.

Để chuẩn bị sơ cứu cho chú chó bị thương. Bạn cần phải đeo rọ mõm chú chú chó. Điều này để đảm bảo trong lúc sơ cứu chú chó không phòng ngự quá đáng, chú chó có thể cắn bạn do bị đau.

Phần cơ thể bị tổn thương nằm ở đâu? Ví dụ như bị tổn thương ở chân bạn cần đặt chú chó nằm nghiêng. Sau đó khám kỹ càng chỗ bị thương. Nếu phát hiện chân của chú chó nhà bạn đã bị gãy bạn cần đi lấy nẹp gỗ với độ dài tương xứng với chân chó. Lấy 1 mảnh gỗ ở mặt trong sau đó để 1 thanh gỗ ở phần mặt ngoài của chân chú chó. Sau đó sử dụng băng gạc để cố định 2 thanh gỗ lại.

Tiếp đến bạn nên đưa chú chó tới gặp các bác sĩ thú y để được chuẩn đoán 1 cách chính xác hơn về tình trạng gãy xương của chú chó. Bạn cần đặt chú chó nhà mình chắc chắn lên cáng rồi mang chú chó đến gặp bác sĩ nhé.

CÁCH ĐIỀU TRỊ PHỔ BIẾN:
Bạn phải cố định bên ngoài phần xương bị gãy trước sau đó mới cố định phần bên trong. Bên ngoài sẽ được cố định chắc chắn bằng thạch cao sau để làm hạn chế việc chú cún hoạt động nhiều. Nên cho chú chó ở nhà nghỉ ngơi, tránh những hoạt động mạnh.

Phần bên trong xương thì phải cần định bằng ốc. Tùy thuộc vào tình trạng của chú chó mà các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp tốt nhất. Nhưng, phương pháp này sẽ làm bạn tốn 1 khoản không nhỏ.

ĐỂ PHÒNG TRÁNH GÃY XƯƠNG Ở CHÓ:
Bạn cần để ý tới chú cún hơn. Không cho cún đi ra ngoài đường đông xe cộ 1 mình. Cần cho chú cún trong tầm kiểm soát của bạn.

Cần đeo dây xích cho chú cún mỗi khi đi dạo. Đặc biệt với các chú chó có bản năng hiếu động thì lại càng cần. Để tránh việc chú chó của bạn có thể lao ra đường bất ngờ, dễ gây tai nạn giao thông và nguy hiểm cho người đi đường khác và chính chú chó.

Petkul chúc các bạn thành công!