Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu này và không biết mình đang ở mức độ nào của bệnh trĩ thì đây chắc chắn sẽ là vấn đề bạn cần quan tâm. Cùng TanTriAn tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này trong bài chia sẻ dưới đây.




Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Trĩ là căn bệnh phổ biến, đứng đầu trong nhóm những bệnh về hậu môn khi mà cứ 10 người thì có tới 9 người mắc phải căn bệnh này. Có 2 loại bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, người bệnh có thể mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc gọi là trĩ hỗn hợp. Một trong những triệu chứng của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu tươi, cũng có thể gọi là bệnh trĩ chảy máu. Người bệnh có thể nhìn thấy trực tiếp trên phân hoặc giấy lau có máu đỏ tươi kèm với chứng ngứa và dị ứng hậu môn. Búi trĩ thò ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu.

Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có 4 giai đoạn:

Trĩ cấp độ 1: búi trĩ chưa sa ra ngoài, xuất hiện các triệu chứng như đau rát, chảy máu, táo bón.

Trĩ cấp độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, có thể tự co lại.

Trĩ cấp độ 3: búi trĩ sa ra ngoài, phải dùng tay để đẩy vào.

Trĩ cấp độ 4: búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, dùng tay đẩy vào nhưng lại sa xuống.

Hiện tượng chảy máu ở bệnh trĩ thường xuất hiện ngay từ những ngày đầu mắc bệnh, tuy nhiên theo từng giai đoạn bệnh mà lượng máu xuất huyết mỗi khi đại tiện lại tăng lên.

Chảy máu ở giai đoạn đầu

Xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Tùy theo mức độ của triệu chứng này mà nó có thể thành hiện tượng xung huyết, chảy máu ở hậu môn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ban đầu sẽ chỉ có vài giọt máu đi kèm phân, tuy nhiên về sau khi bệnh nặng hơn máu thường xuất hiện thành tia.

Triệu chứng sẽ giảm dần và tiếp tục tái phát có phần nặng hơn ở giai đoạn cuối.



Tư vấn cho bạn bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Trĩ bị chảy máu ở giai đoạn cuối

Chảy máu ngay cả khi người bệnh ngồi hoặc hoạt động mạnh. Đây là một triệu chứng thường gặp của nhiều ở người bệnh trĩ khi đang bước ở giai đoạn cuối.

Nếu không chữa trị kịp thời, nó sẽ biến chứng và khó điều trị hơn, nhất là những chứng nguy hiểm sau:

* Gây bệnh thiếu máu: Gây suy giản hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Tạo điều kiện cho các loại bệnh khác ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến người bênh.

* Gây nhiễm trùng máu: Việc xuất huyết thường xuyên không chỉ khi đại tiện sẽ khiến việc vệ sinh trở nên rất khó khăn. Khi đó các vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập và khiến nguy cơ nhiễm trùng máu tăng lên.

* Gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh: Rối loạn ý thực, cơ thể trở lên xanh sao và gầy yếu đi rất nhiều. Ngoài ra còn có nguy cơ dẫn tới chứng sốc máu, chảy máu cấp tính có thể dẫn tới tử vong.

Do đó, ở những giai đoạn cuối thì chúng tôi có thể nói rằng: "Bệnh trĩ chảy máu CÓ NGUY HIỂM". Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu người bệnh tiếp tục chủ quan và không tìm kiếm phương pháp hỗ trợ điều trị sớm.

Bệnh trĩ chảy máu phải làm gì?

Khi gặp phải tình trạng này người bệnh có thể làm những điều sau đây, sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tình nặng hơn và nhiều yếu tố xấu phát sinh khác:

- Tạo cho mình một thói quen đi đại tiện đều đặn, một khung giờ nào đó trong ngày.

- Sau đi vệ sinh, người bệnh cần lau rửa hậu môn bằng nước ấm hoặc một số bài thuốc xông sẽ làm giảm tình trạng bệnh trĩ chảy máu.

- Chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, uống đủ nước và hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều gia vị, cay nóng để tránh chứng táo bón và đau rát.

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể với những bài tập nhẹ nhàng. Ví dụ như đi bộ, bơi lội, ...


Bệnh trĩ chảy máu sẽ không mấy nguy hiểm nếu như bạn biết cách phòng chống cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển.

Chúng ta có 3 cách như sau giúp bạn giảm thiểu chứng bệnh trĩ chảy máu tốt và hiệu quả nhất:

1. Bài thuốc vừa uống vừa bôi

- Nguyên liệu: Lá sen, cỏ mực tươi và ngải cứu.

- Cách làm: Đem 3 loại nguyên liệu này đi rửa sạch. Sau đó giãn nát ra để lấy nước cốt.

- Cách dùng: Dùng cách này trước mỗi bữa ăn khoảng 15 - 30 phút.

- Công dụng: Người bệnh có thể dùng nước này để uống, còn bã thì đắt vào búi trĩ - hậu môn giúp cho việc cầm máu hiệu quả.



Bệnh trĩ ra máu có sao không? phải làm gì khi gặp tình trạng này?

2. Cách giảm bệnh trĩ chảy máu thứ 2:

Làm tương tự như cách 1

- Nguyên liệu: Lá huyết dụ, sống đời và cỏ mực.

- Cách làm và cách dùng: Tương tự như cách đầu tiên.

3. Cách thứ 3 - Dùng để uống:

- Nguyên liệu: Cây cỏ mực, lá trắc bá diệp và mấu củ sen.

- Cách làm: Trộn chúng vào với nhau rồi đem đi sao lên sau đó sắc uống.

- Cách dùng: Sử dụng bài thuốc chia làm 2 phần uống trong ngày. Người bệnh nên uống trước bữa ăn.

Tìm hiểu thêm những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không, hy vọng giải đáp trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ với Tán Trĩ An qua đường dây nóng (04).2268.0999 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí tốt nhất!

Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: BỆNH TRĨ CHẢY MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?