Các thành tựu của khoa học ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sản lượng, cải thiện thói quen canh tác và thu nhập cho người nông dân đồng thời là giải pháp hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Cùng nhìn lại 10 nghiên cứu và báo cáo khoa học quan trọng nhất của năm 2014 trong lĩnh vực khoa học thực vật:



1. Ứng dụng khoa học công nghệ là một giải pháp quan trọng để duy trì an ninh lương thực trên toàn cầu đến năm 2050 – Vào tháng 2, một nghiên cứu đột phá được đưa ra bởi Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (Food Policy Research Institute) đã chỉ ra rằng ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp giúp hạn chế tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đến năm 2050, trong đó báo cáo cũng đã tính đến cả những ảnh hưởng tiêu cực được dự báo trước của việc thay đổi khí hậu. Các sản phẩm và giải pháp bao ve thuc vat (BVTV) cùng với những cải tiến công nghệ sinh học (CNSH) trong việc chuyển các tính trạng gen như chịu hạn, chịu nhiệt được chứng minh sẽ là những giải pháp tiềm năng giúp giải quyết những thách thức của ngành nông nghiệp trong tương lai. Đọc thêm báo cáo (tiếng Anh) tại đây.

2. Báo cáo của Australia cho thấy không có tác động tiêu cực nào đối với quẩn thế ong mật từ việc sử dụng hoạt chất Neonicotinoid – Tháng 2, một báo cáo được công bố bởi chính phủ Australia đã cho thấy việc sử dụng Neonicotinoids (một hoạt chất để xử lý hạt giống) sẽ có thể giúp hạn chế những nguy cơ rủi ro đối với môi trường từ việc phun thuốc trừ sâu, đồng thời chỉ ra rằng việc gia tăng sử dụng hoạt chất này sẽ không gây ra sự suy giảm đối với quần thể ong mật. Đọc thêm báo cáo tiếng Anh tại đây.

3. Bảo vệ thực vật là chìa khóa để duy trì sản lượng một cách bền vững – Vào tháng 11, nhóm các nhà khoa học rất được tín nhiệm của Hội Đồng Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp (The Council for Agricultural Science and Technology) đã cho ra đời một bản phân tích và cho rằng các sản phẩm bảo vệ thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ ngành sản xuất lương thực trên toàn cầu ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Tham khảo chi tiết báo cáo tại đây.

4. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ mang đến lợi ích to lớn cho xã hội – Cũng trong một báo cáo phát hành vào tháng 11, 80% lợi ích kinh tế từ mỗi sáng chế nông nghiệp được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ là dành cho nông dân và người tiêu dùng. Bản báo cáo phân tích Ogura, một công nghệ lai hạt cải dầu được sáng chế và phát triển bởi Viện nghiên Cứu Quốc gia Pháp. Công nghệ này đã tạo ra nguồn lợi kinh tế khoảng 1.2 tỉ Euro cho xã hội trong vòng 20 năm vòng đời của sáng chế này. Tham khảo chi tiết báo cáo tại đây.

5. Planting the Four Billionth Acre of Biotech Crops – Ngày 3 tháng 5 năm 2014, Tổ chức Sự thật về Thương mại và Công nghệ cho biết tổng diện tích đất canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu đã đạt con số 4 tỉ mẫu, tương đương với khoảng hơn 1.6 tỉ ha. Tham khảo chi tiết báo cáo tại đây.

6. Nghiên cứu của đại học Exeter cho thấy những lo ngại ngày càng lớn trên toàn cầu đối với các loại sâu hại – Theo các học giả của trường đại học Exeter, những nước sản xuất cây trồng chính trên thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng bị bão hòa với các loại sâu hại vào giữa thế kỷ này nếu như hiện trạng này vẫn có xu hướng tiếp diễn. Báo cáo này được công bố vào tháng 8, có thể tham khảo tại đây.

7. Mức độ tín nhiệm của các nhà khoa học phản đối hoạt chất Neonic bị nghi ngờ – Một bản ghi nhớ đưa ra vào tháng 12 đã tiết lộ kết luận của một nghiên cứu cho rằng thuốc BVTV là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm quần thể ong mật đã bị đặt nhiều nghi vấn. Bởi theo ghi nhớ này, các nhà khoa học trước đó đã đưa ra kết luận trên trước khi tìm kiếm những bằng chứng khoa học đầy đủ để chứng minh cho luận điểm trên cũng như đề xuất của họ về việc cấm việc sử dụng các chất hóa học. Bản ghi nhớ cũng cho thấy những nhà khoa học đã đồng thuận lựa chọn các tác giả để tạo ra 4 bản báo cáo và điều phối các báo cáo này với mục tiêu đạt được “mục đích chính trị” và vận động để đưa ra các quy định cấm việc sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV. Tham khảo báo cáo tiếng Anh tại đây.

8. Ứng dụng cây trồng CNSH trên toàn cầu – Lợi ích lớn hơn cho các nông dân ở các nước đang phát triển – Năm 2013, thế giới đã có hơn 18 triệu nông đang canh tác cây trồng biến đổi gen trên hơn 175 triệu ha đất nông nghiệp. Đây là những con số đáng ghi nhớ của bản báo cáo hàng năm về triển vọng ứng dụng cây trồng CNSH toàn cầu của tổ chức ISAAA. Bản báo cáo được công bố vào tháng 2 năm 2014. Trong con số thống kê tổng số lượng nông dân đang canh tác cây trồng biến đổi gen, có đến 16.5 triệu người (tương đương với khoảng hơn 80%) là những nông hộ nhỏ hoặc nông dân nghèo tại các nước đang phát triển. Tham khảo thông tin thêm tại đây.

9. Tác động tiêu cực từ việc cấm sử dụng Neonicotinoid ở Anh – Theo số liệu thống kê của Hội đồng Phát triển Nông nghiệp và nghề làm vườn Anh Quốc (UK Agriculture and Horticulture Development Board) đưa ra vào tháng 9, khoảng 18.000 ha cây hạt dầu vụ động đã bị mất do những thiệt hại từ bọ cánh cứng mà thông thường sẽ được kiểm soát bằng phương pháp xử lý hạt giống sử dụng hoạt chất neonicotinoid. Đây là mùa canh tác đầu tiên mà các loại cây này không được xử lý bằng hoạt chất neonicotinoid. Tham khảo báo cáo tiếng Anh tại đây.

10. Phân tích tổng quan quy mô lớn cho thấy canh tác cây trồng BĐG giúp nông dân thu được sản lượng cây trồng tốt hơn – Việc ứng dụng công nghệ sinh học đã giúp tăng sản lượng cây trồng lên khoảng 22% và tăng thu nhập cho người nông dân khoảng 68%. cho người nông dân khi đã mang đến lượng 68% tăng hơn trong thu nhập… Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nông dân tại các nước đang phát triển có được nhiều lợi ích hơn so với nông đân các nước phát triển nước đang phát triển hơn là những nước phát triển.

Nguồn: http://croplifevietnam.org/10-nghien...-nam-2014.html