Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1

  2. #2
    Quá đẹp.....

  3. #3

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ngọc Bẹt
    Đẹp và Bình yên quá! ><
    Có giống ở nhà ko bác Ngọc Bẹt

  4. #4

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Hồng hạc có một chút gì nên thơ, một chút ngay thơ, một chút bình yên và một chút dữ dội, một chút trật tự nhưng cũng một chút chen lấn... giống chủ thớt quá đi.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0

    Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ‘hồ hồng hạc’

    Cảnh tượng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu hồng hạc xếp hàng chật kín bờ hồ trải dài bất tận, thảnh thơi dạo chơi và kiếm ăn chỉ có thể bắt gặp ở hồ Nakuru.

    Nakuru là một trong 3 hồ liền nhau tại tỉnh Rift Valley của Kenya. Những hồ này là nhà của 13 loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới. Đây cũng là một trong những khu vực có nhiều loại chim quý tập trung nhất trên thế giới. Trong đó, hồ Nakuru được giới nghiên cứu chim ca ngợi là sân chim lớn nhất thế giới, trong đó nổi tiếng nhất hồng hạc.


    Vẻ đẹp thơ mộng của đàn hồng hạc trên hồ Nakuru.

    Nakuru được mệnh danh là “thiên đường” của hàng chục nghìn, thậm chí lên đến hàng triệu chim hồng hạc bao gồm hai loại: hồng hạc lớn chân dài, cổ dài và nhỏ. Nguồn tảo rất phong phú và đa dạng trong hồ là “vũ khí” thu hút và “giữ chân” loài chim quý và tuyệt đẹp này. Trong khi đó, phân chim hồng hạc và nhiệt độ lý tưởng của vùng nước có tính kiềm ở hồ Nukaru cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài tảo.

    Trên thực tế, đây là khu vực có nguồn thức ăn dồi dào nhất đối với loài hồng hạc hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, tại hồ Nakuru tập trung khoảng hơn một triệu, thậm chí, hai triệu hồng hạc, mỗi năm tiêu thụ khoản 250 nghìn kg tảo/hecta. Ngoài ra, hồ Nakuru còn là nơi làm tổ và kiếm ăn lý tưởng của loài bồ nông trắng lớn.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng hồng hạc ở hồ đang có xu hướng giảm do tác động của ngành du lịch, ô nhiễm môi trường – hệ quả của hệ thống trạm bơm công nghiệp gần đó khi nước thải từ hệ thống trạm bơi bị đổ vào lòng hồ. Điều này đã làm thay đổi chất lượng nước, giảm sự sinh sôi và phát triển của các loài tảo là thức ăn của hồng hạc như Cyanobacteria, tảo lục. Kết quả là chim hồng hạc phải di cư đến những hồ khác, gần đó, như hồ Elmenteita, Simbi Nyaima và Bogoria.

    Dưới đây là hình ảnh tuyệt đẹp của đàn hồng hạc hàng nghìn con, đứng chen chân trên bờ hồ Nakuru tạo nên cảnh tượng vừa thơ mộng vừa kỳ vĩ.


    Hồng hạc đứng chen chân trên hồ.


    Hàng nghìn hồng hạc đứng xếp thành hàng thẳng tắp.


    Hàng triệu hồng hạc đậu chật kín mặt hồ.


    Hồng hạc tụ lại dày đặc ven bờ hồ. Hàng nghìn con khác tản về phía lòng hồ kiếm ăn.



    Cảnh tượng kỳ vĩ của hàng chục nghìn hồng hạc tạp trung trên hồ Nakuru.











    Theo Infonet

  6. #6

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    đẹp qá nhìn cảnh tượng hùng vĩ qá

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •