Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Học toán cao cấp như đốt tiền để sưởi

    Có bài trên báo Vnexpress. Thấy hay và chia sẻ cùng các bác Học toán cao cấp như 'đốt tiền để sưởi' - VnExpress
    Từng là gà nòi của đội tuyển toán, Nguyễn Trung Hà từ bỏ con đường nghiên cứu toán học để trở thành nhà đầu tư tài chính vì với anh, "học toán càng lên cao càng lãng phí".

    Giới kinh doanh ở Việt Nam ít ai không biết Trung Hà, 50 tuổi, và cả quá khứ nổi danh về toán học của anh.

    Trung Hà từng được liệt kê vào danh sách dân "gà chọi" khi học cấp ba chyên toán trường Chu Văn An, Hà Nội, giành giải ba toán học sinh quốc tế ở Rumania năm 1978. Được cử đi học ở Nga, anh vào Đại học tổng hợp Moskva, theo ngành toán lý thuyết, môn Lý thuyết số.

    Thời gian này, cảm hứng cho môn toán của Nguyễn Trung Hà không nhiều, anh kể rằng luôn cảm thấy chán học nên dành phần lớn thời gian để tìm hiểu nhiều điều khác. "Tôi chỉ học tiếp để hoàn thành nốt bậc đại học mà thôi", anh cho biết.

    Sau khi ra trường năm 1985, Trung Hà làm việc tại Viện Cơ học. Đây là nơi nhiều người muốn chen vào, nhưng anh lại bật ra, cùng bạn bè tham gia thành lập tập đoàn FPT và nhảy vào các lĩnh vực kinh tế.

    Nói về việc triết lý trong công việc, Trung Hà cho biết: "Tôi không ép mình phải làm gì, cũng không để công việc gây sức ép. Tôi có thể bỏ qua việc, chứ không thể bỏ qua cái mình thích. Quan trọng nhất là biết tổ chức công việc".

    Cuộc sống đưa đẩy Trung Hà trở thành doanh nhân và khi đó anh cũng nhận ra suy nghĩ về môn toán của mình ngay thời sinh viên là có cơ sở. Trước đây và ngay cả bây giờ anh vẫn thấy toán thú vị, song còn có nhiều cái thú vị và hấp dẫn hơn toán. Hà nói anh tìm thấy trong bản thân có nhiều khả năng khác hơn là học toán.

    Trung Hà không đồng ý khi nhiều người quá đề cao môn toán, bởi anh thấy toán học chỉ ở mức cần thiết vừa vừa. "Toán học không giúp ích gì nhiều cho cuộc sống, đừng nghĩ toán là cái gì đó đặc biệt, có khi môn sinh học và văn học còn gần gũi với cuộc sống con người hơn".

    Trong lần đối thoại với giáo sư Ngô Bảo Châu vào tháng 8 năm 2010, anh từng đưa ra quan điểm gây tranh cãi sôi sục trên mạng, khi nói rằng "toán là một trò chơi, giống như môn nhảy cao, ngoài bản thân việc nhảy cao, không có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất có tác dụng về tinh thần".

    Trung Hà lập luận rằng mỗi khi giải toán, "người ta cứ phải đi tìm câu trả lời cho cài gì đó che che giấu giấu trong bài toán. Đó đâu phải toán!". Khi giải được bải toán đó, tự người làm toán lại cảm thấy thích thú, vui.

    "Tôi thấy người học toán thường đưa ra vấn đề, tự giải quyết và cuối cùng tự tung hô", anh nói.
    Đốt tiền để sưởi


    Trung Hà kể rằng mấy tháng trước anh cùng bạn bè trong đó có rất nhiều người học toán ra, ngồi chuyện trò về toán học. Khi hỏi về nội dung Bổ đề cơ bản, không ai nói được, trong khi chính họ vẫn ca ngợi đó là công trình nghiên cứu tốt và có sức ảnh hưởng lớn.

    Hà cho rằng thời gian anh dành cho toán là hơi nhiều và vì thế chi phí cơ hội cao và lãng phí. Nếu học thứ khác có thể giúp cho xã hội nhiều hơn, anh tâm sự.

    "Khi đói và rét, người đó có thể mang tiền ra đốt để sưởi ấm. Đây là phương pháp đúng nhưng rất lãng phí. Việc đầu tư tập trung đào tạo bậc cao nghiên cứu toán cũng vậy", anh ví von.

    Trong khi đa số cho rằng người học toán có thể làm bất cứ việc gì và đều thành công, thì Trung Hà phủ nhận. Theo anh, người giỏi toán thì trước hết bản thân họ đã giỏi, có tố chất và trí tuệ tốt, nên làm gì cũng giỏi. Giỏi toán chỉ là hệ quả của một trí tuệ tốt, chứ không phải là nguyên nhân.

    Nhìn nhận chương trình toán trong giáo dục hiện nay, Trung Hà cho rằng chỉ cần học toán cơ bản đến hết phổ thông là đủ và kiến thức toán ở bậc đại học là đã bắt đầu không cần thiết.

    "Càng lên cao, toán càng ít ứng dụng. Lúc đó nó chỉ phục vụ cho sự phát triển nội tại bản thân nó thôi", Trung Hà bày tỏ.

    Vì vậy, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội, cống hiến của toán không nhiều, nhà đầu tư này đánh giá, và cho rằng những bộ óc tốt nên được dùng cho việc gì "khác hơn là tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề".

    Anh cho biết, những người bạn vẫn đang được gọi là làm toán chưa chắc đã làm toán. Còn những người làm toán thật sự thì thường ở nước ngoài, vì toán học giống như môn nghệ thuật, đòi hỏi có khiếu đam mê, cũng như môi trường thích hợp.

    Mỗi trình độ phát triển của một xã hội cần một thứ toán khác nhau, ứng dụng hoặc lý thuyết, Hà phân tích. "Đấy là lý do ngành giáo dục của chúng ta cần phân bổ nguồn lực đầu tư như thế nào cho hợp lý.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Chỉ là một bài báo và nhân vật chính muốn ngụy biện cho quá trình thành công của anh ta. Toán học không thật gần gũi với con người nhưng gắn liền với tư duy con người. Một lĩnh vực sâu, rộng và khó. Nói toán học "không giúp ích gì cho cuộc sống", và "không thấy được ứng dụng của nó trong kinh tế" thì thật là bó tay. Việc tranh luận thì vô bờ, và những người học toán chỉ có thể tranh luận về toán với những người học toán. Những người học toán, đam mê toán mới thấy được bức tượng đài Ngô Bảo Châu to lớn đến mức nào chứ một ông kinh tế thì làm sao thấy được, ông kinh tế chỉ đặt ra câu hỏi: "Giải Fields mang lại bao nhiêu tiền cho VN", còn người làm khoa học lại tự hỏi: "Thế giới được bao người như Ngô Bảo Châu".

    Cái ông chơi cầu lông xem quần vợt qua tivi thì sẽ nghĩ: "Món này dễ, mình không oánh chứ oánh thì cũng giỏi vì nó như cầu lông thôi". Nhưng ông chơi quần vợt không cần nói, chỉ cần cầm cái vợt cầu lông thì chắc đánh được ngay.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Đồng ý với bác là ông ấy cũng có nhiều ý hơi cực đoan, nhưng cũng nói lên nhiều điều đang xảy ra tại Việt Nam. Ngân sách thiếu và cơ chế làm việc như hiện tại mà lao vào khoa học cơ bản, ở đây là toán cao cấp, thì chả đi đến đâu cả. Ngô Bảo Châu thành công cũng là được làm việc, nghiên cứu ở nước ngoài. Còn về sự vĩ đại của Ngô Bảo Châu, e ko có bình luận gì.

  4. #4
    Quả nhiên là thế, có quá nhiều điều đang xảy ra ở nước mình. Việt Nam không thiếu người tài, có thiếu thì thiếu những cái đầu biết sử dụng người tài.

  5. #5
    Em viết một bài rất dài. Xong khi bấm nút ' trả lời' thì nó báo là em phải ri..f ơ.. Rét lại mới cú chứ, nản hết muốn viết luôn. Một điều em nhận thấy là học toán giỏi rất giúp ích cho cuộc sông của em ( ngày xưa em rất yêu toán và học rất giỏi), đặc biệt trong tư duy mọi vấn đề rất logic theo kiểu toán học. Tuy nhiên nếu bảo em đi theo nghiệp toán thì chắc em không hứng thú. Em cũng quen rất nhiều người học giỏi toán, các bác ấy không theo nghiệp toán mà đi kinh doanh, đặc biệt 100% các bác em quen đều thành công trong kinh doanh ( it nhất đến thời điểm này). Từ đây em tổng kết ra cho riêng em lý thuyết dậy con: con em phải học giỏi toán để có tư duy logic tốt, nhưng cháu sẽ theo khối xã hội để có nhiều kiến thức trong cuộc sống chứ không theo nghiệp toán.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi zukov
    Có bài trên báo Vnexpress. Thấy hay và chia sẻ cùng các bác Học toán cao cấp như 'đốt tiền để sưởi' - VnExpress

    Nhìn nhận chương trình toán trong giáo dục hiện nay, Trung Hà cho rằng chỉ cần học toán cơ bản đến hết phổ thông là đủ và kiến thức toán ở bậc đại học là đã bắt đầu không cần thiết.
    Em thấy điều này rất đúng ,ít ra là với em và những người giỏi toán em biết!

    Việt Nam đoạt rất nhiều giải cao trong các kỳ thi toán Quốc tế - Nhưng nhìn lại,có được mấy người tiếp tục nghiệp toán học như GS Ngô Bảo Châu?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •